Nói riêng về đá thì lượng thông tin đã vô cùng lớn. Tính chất, chủng loại và tính ứng dụng của nó cũng rất khác nhau cho từng khu vực và vị trí (Mặt bàn bếp, cầu thang, bàn ăn, vách tường trang trí...) Nên bài viết này chỉ nhắc đến một số loại đá phổ biến nhất hiện nay cho mặt bàn bếp.
1. ĐÁ NHÂN TẠO GỐC THẠCH ANH (VICOSTONE)
- Được làm từ đá thạch anh tự nhiên (khoảng 90%), còn lại là chất kết dính (polymer) và chất tạo màu.
- Ưu điểm là độ cứng rất tốt, mẫu mã đa dạng, chống xước, chống bám bẩn và chống ố rất tốt.
- Nhưng có nhược điểm là giá thành tương đối cao, không phù hợp để ngoài trời.
- Một vài thương hiệu:
+ Vicostone: Thương hiệu quốc tế, top 1 của Việt Nam về thương hiệu và chất lượng.
+ Vinaquartz: Ra mắt thị trường sau nhưng mẫu mã khá phong phú, kiểu dáng gần tương tự đá Vicostone và giá cả rất phải chăng.
+ Khang Minh: Mẫu mã, hoa văn dạng hạt rất bắt mắt, phù hợp với những thiết kế hiện đại sau này.
+ Bên cạnh đó còn nhiều thương hiệu khác như: Cambria (một trong những loại đá nhân tạo top đầu thế giới), Caslaquartz, Phú Sơn...
>> Đá nhân tạo gốc thạch anh Vicostone là lựa chọn hàng đầu của đá mặt bàn bếp.
2. ĐÁ NUNG KẾT (LAMAR, NAMY...)
- Dễ hiểu thì nó gần như là một viên gạch khổ lớn.
- Ưu điểm là độ bóng cao, chống thấm ố tốt, chịu được nhiệt độ cao.
- Nhược điểm là vân chỉ có trên bề mặt nên các góc ghép mòi, khoét chậu âm toàn phần hoặc bán âm sẽ bị dăm cạnh và lộ mặt bên với màu sắc khác so với bề mặt.
- Tuy rất cứng nhưng lại giòn nên cần một đội thi công tốt, cẩn thận và tỉ mỉ, tránh rủi ro trong quá trình lắp đặt.
- Bên cạnh đó còn có đá nung kết thấu vân (vân 3D) nhập khẩu Trung Quốc nhưng bên mình hay áp dụng cho bàn bếp nên không nói kỹ trong bài viết này.
>> Đá nung kết là một lựa chọn tốt, chất lượng ok mà giá thành lại vô cùng hợp lý, rất dễ để phổ biến trong thời gian tới.
3. ĐÁ NHÂN TẠO SOLID SURFACE
- Với 80% là bột đá, còn lại là keo acrylic và chất tạo màu.
- Thẩm mỹ đẹp và ưu điểm lớn nhất là có thể bo được những đường cong, sản phẩm gần như không thấy mối nối (ứng dụng ghép chậu liền khối...) chống bẩn và chống thấm ố rất tốt.
- Nhưng nhược điểm là không chịu được nhiệt độ quá cao, dễ xước hơn đá nhân tạo gốc thạch anh. Mặc dù có thể đánh mới lại nhưng đã qua sử dụng thì việc đánh lại cũng sẽ hơi bất tiện (ồn ào, bụi bặm...) bên cạnh đó giá thành cũng không phải rẻ.
>> Phù hợp với những thiết kế riêng biệt hoặc đơn giản là chủ nhà thích thì vẫn là một lựa chọn ok, trong quá trình sử dụng sẽ cần cẩn thận hơn.
4. ĐÁ TỰ NHIÊN GRANITE (ĐÁ HOA CƯƠNG)
- Một số dòng đá quốc dân như: Kim sa trung, Nâu Anh Quốc...
- Ưu điểm là chịu lực tốt, chống xước và chống thấm ố ok, đặc biệt chi phí lại rất thấp.
- Nhưng nhược điểm là chỉ có những tone màu tối, mẫu mã không đa dạng và hơi khó áp dụng trong thiết kế.
>> Một lựa chọn đáp ứng được cả 3 yếu tố: Ngon - Bổ - Rẻ (Nhưng thẩm mỹ không cao lắm =)))
5. ĐÁ TỰ NHIÊN MARBLE (ĐÁ CẨM THẠCH)
- Ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, chi phí rẻ.
- Nhưng do thành phần chính là đá vôi nên rất dễ bị thấm ố, độ cứng, chống xước cũng không cao. Đặc biệt rất nhạy cảm với hóa chất.
>> Về lâu dài thì đây là lựa chọn không được phù hợp.
6. ĐÁ NHÂN TẠO THƯỜNG (TRẮNG VÂN MÂY, TRẮNG Ý...)
- Ưu điểm lớn nhất là chi phí rẻ, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.
- Nhưng nhược điểm của loại này là dễ bị thấm ố, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và không thể phục hồi bề mặt. Bên cạnh đó quá trình sử dụng sẽ bị xuống cấp rất nhanh.
>> Đây là lựa chọn không được phù hợp.