1. MFC (VÁN DĂM)
- Cành, nhánh hoặc thân cây gỗ tự nhiên được nghiền thành dăm gỗ, xay ra và được ép thành 2 lớp với keo chuyên dụng.
+ Lớp lõi: có dăm gỗ lớn để liên kết tấm ván.
+ Lớp bề mặt: lớp dăm mịn để bề mặt mịn phẳng.
- So với các cốt gỗ khác (ngoại trừ Plywood) thì bề mặt không được mịn bằng, nhất là với bề mặt Melamine.
- Có loại thường và chống ẩm màu xanh (thêm phụ gia chống ẩm)
- Tỷ trọng: 630 - 670 kg/m3.
- Độ dày: 9mm - 16mm - 18mm.
- Ưu điểm là giá thành rẻ và chắc chắn.
>> Bên mình thường áp dụng với những dự án muốn tối ưu chi phí hoặc vị trí ưu tiên độ chắc chắn, độ ẩm không cao như khung thùng, đợt tủ áo, bàn ghế, nội thất văn phòng…
2. MDF (M - MEDIUM)
- Công nghệ sản xuất giống như ván dăm nhưng khác là từ dăm gỗ >> sợi gỗ >> ép thành tấm.
- Bề mặt phẳng, mịn, đẹp, kích thước đa dạng hơn.
- Có loại thường và chống ẩm màu xanh (thêm phụ gia chống ẩm)
- Tỷ trọng: 670 - 780 kg/m3.
- Độ dày: 3 - 25mm.
- Chất lượng và giá thành cao hơn MFC.
>> MDF cốt xanh chống ẩm được bên mình sử dụng cho phần lớn dự án bởi đa dạng về độ dày, bề mặt mịn đẹp phù hợp cho acrylic, sơn… giá thành và chất lượng phù hợp.
3. HDF (H - HIGH)
- Độ nén và giá thành cao hơn MDF.
- Tỷ trọng: ~800 kg/m3.
- Trọng lượng nặng, chịu lực cao và chống ẩm tốt nên thường được sử dụng cho phần sàn.
- Thêm một ưu điểm nữa là việc chống cong vênh.
>> Bên mình thường áp dụng cho sàn nhà và những cánh có kích thước lớn, cánh có kết cấu mỏng, cánh soi huỳnh, cánh giật cấp… để hạn chế việc cong vênh.
4. CDF (BLACK HDF)
- Độ nén và giá thành cao hơn HDF.
- Tỷ trọng: ~830 kg/m3.
>> Phù hợp cho phần sàn nhà, vách, những nơi cần chịu lực và chống va đập cao. Trên thực tế bên mình chỉ áp dụng cho phần sàn nhà chứ rất ít áp dụng cho nội thất do chi phí cao.
5. PLYWOOD (GỖ DÁN/VÁN ÉP)
- Dán xếp chồng nhiều lát gỗ tự nhiên mỏng có độ dày khoảng 1mm và ép chúng lại.
- Độ dày: 5 - 18mm.
- Khả năng chống nước tốt, chắc chắn và thân thiện với môi trường.
- Nhưng nhược điểm là giá thành cao, chống cháy không tốt.
>> Phù hợp với những vị trí có độ ẩm cao, có nguy cơ rò rỉ nước như lavabo, khoang bồn rửa…
6. NHỰA (WPB)
- Ưu điểm là khả năng chống nước tốt nhất, gần như tuyệt đối.
- Giá thành tương đối cao.
>> Phù hợp với những vị trí nắng mưa hoặc tiếp xúc với nước trực tiếp như: ban công, logia, wc… Một nhược điểm là phần cốt không cứng, bắn vít không tốt nên những phần cánh sử dụng nhiều lâu ngày sẽ bị xệ, bung. Vì vậy khoang lavabo, bồn rửa bên mình vẫn ưu tiên sử dụng plywood hơn.
TÓM LẠI:
- Để tối ưu chi phí -> Sử dụng MFC.
- Chi phí và chất lượng phù hợp -> MDF.
- Sàn hoặc những phần cánh diện tích lớn, mỏng -> HDF (chống cong vênh)
- Sàn, vách cần độ chịu lực và chống va đập cao ->CDF.
- Khu vực có độ ẩm cao, nguy cơ rò rỉ nước -> Plywood (độ chắc chắn cao)
- Khu vực nắng mưa hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước (WPB)